Thưởng trà là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và công phu trong từng chi tiết, bởi uống một chén trà là thưởng thức cả một nét văn hóa vào tâm hồn. Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi bàn luận về thế sự và suy ngẫm về những điều xưa cũ…
Chén trà chứa đựng cả lịch sử ngàn năm
Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà còn có giá trị giúp máu huyết lưu thông, tiêu độc, điều hòa huyết áp. Như một dòng chảy lịch sử xuyên suốt 4000 năm, văn hóa thưởng trà không thể thiếu: Bắt nguồn, gắn liền và có sức sống mãnh liệt như trong tâm hồn những người con xứ Việt.
Cùng với sự có mặt của cây chè, người Việt xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở vùng đồng bằng hay bên bờ biển, dù là người sang hay kẻ hèn, cũng đã từng lưu giữ một tập tục quý: tục uống trà. Khi có khách đến nhà thì dù có bận mấy, chủ nhà cũng dừng việc, nghỉ tay, ăn mặc chỉnh tề và súc ấm pha trà mời khách. Người bình dân ở nơi thôn dã uống kiểu bình dân; quan lại, quý tộc thì có tiệc trà thưởng lãm sang trọng. Nhưng vượt lên tất cả chính là sự trân trọng của chủ và khách. Ẩn sau hương vị của tách trà thơm là bao điều thổ lộ, từ những việc hệ trọng quốc gia đại sự đến chuyện chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện hàng xóm, láng giềng bình dị.
Không đâu như ở Việt Nam, trà có mặt ở rất nhiều cung bậc, từ đơn sơ, giản dị, hồn hậu đến cầu kỳ, tinh tế. Trà có thể “ngự” từ dinh thự công quyền đến hang cùng ngõ hẻm, đâu cũng có trà”. Kiểu uống trà Tàu nhiều quy trình và kiểu cách, người Nhật cũng câu nệ về hình thức. Trong khi đó, người Việt uống trà theo kiểu rất phóng khoáng, không lệ thuộc quá vào cách thức. Vì thế, trong cầu kỳ của trà Việt vẫn có sự dung dị.
Trà đạo: Sự kết hợp của tinh hoa đất trời và minh trí nhân sinh
Sự tinh tế của trà được bắt đầu ngay từ khi những giọt sương mai tinh khiết đẫm trên lá được nghệ nhân chắt lọc, nâng niu mang về sao chế, bảo quản. Chuyện kể rằng trong lịch sử, tiền nhân còn sử dụng dụng nước mưa để pha trà, giúp mỗi chén trà đều mang hương vị ngọt thanh, sau khi uống sẽ lưu giữ vị ngọt đặc biệt nơi cuống họng.
Trong trà đạo Việt, chữ đạo được hiểu là con đường. Thưởng thức một chén trà mang phong cách Việt là thưởng thức cả một nét văn hóa Việt. Pha một ấm trà nóng người ta có thể ngồi trà đàm, nhâm nhi suy ngẫm bàn luận về thế sự. Một chén trà xanh thơm của người Việt chứa đựng nhiều ý nghĩa. Màu nước vàng sánh trong xanh như trời biển. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả của người làm trà thủ công. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình.
Không chỉ như suối nguồn tuôn chảy về kiến thức mà nhiều quãng là sự cô đọng, nhấn nhá của từng ngụm trà được ủ vừa đủ, rót ra đúng lúc. Có hương thơm thoảng của hoa và cỏ lá rừng già, có cái chát nhẹ nhưng ngọt dịu cuống lưỡi, có cái thanh mát như bạc hà lẩn khuất, uống rồi vẫn còn dư vị đâu đây, còn muốn nâng chén lên tiếp tục thưởng thức.
Nhấp một ngụm trà để biết ơn mưa móc đất trời và bàn tay con người đã vun trồng, chăm bón và để cho từng giọt trà thấm sâu vào cổ họng để cảm nhận cái ngọt ngào sau mỗi đắng cay, để tin tưởng rằng: Gian khó nào rồi cũng kết thúc có hậu và tương lai luôn xán lạn phía trước. Có lẽ, đó chính là cái đạo trong nghệ thuật trà Việt Nam cũng là sự minh trí trong nghệ thuật cảm thụ cuộc sống của những trà chủ, trà nương…
Tĩnh lặng điềm nhiên với chén Trà.
Thơm nồng phảng phất quyện ngàn hoa
Hương trời – Khí đất, ươm sương sớm
Muôn tầng vị sắc, thoáng đậm đà
“Nhất phiến tài tình” – Nguyễn Tuân chẳng từng có lời tại tuyệt bút nêu trên đó sao, “Trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.” Trà ngấm vào thơ, thơ đậm trong trà…
Mời bạn thân hữu cùng nâng chén trà!
Thông tin liên hệ Đôi Dép:
Hotline + 84 94 371 1616
Email: sales@doidep.com