Nhấm ngụm trà, đậm đà Tết Việt

Uống trà ngày Tết Nguyên Đán là một truyền thống lâu đời của người Việt. Trong tiết trời đêm giao thừa se lạnh, cả gia đình quây quần bên ấm trà thơm nghi ngút khói nhấp một ngụm, vị trà chát đầu hậu ngọt, thêm hạt mứt hạt sen ngọt bùi thì còn gì tuyệt vời hơn?

trà Tết

Văn hóa uống trà – Nét truyền thống lâu đời đậm chất Việt

Ở Việt Nam, từ xa xưa, trà đã trở thành điều không thể thiếu trong mỗi nếp nhà bởi chuyện thưởng trà khi bình dị như một thói quen thường nhật, vừa mộc mộc, vừa tinh tế. Đôi khi lại cầu kỳ và được nâng lên thành nghệ thuật đậm chất văn hóa Việt.

Cách thưởng thức trà của người Việt mang những nét đặc sắc riêng: Từ việc thẩm hương trước khi uống, rồi nhấp ngụm nhỏ cảm nhận vị chát của trà, sau đó từ từ cảm nhận được vị ngọt dịu nơi cuống họng.

Văn hóa uống trà đã xuất hiện lâu đời trong lịch sử Việt Nam từ chén trà mời khách trong mỗi gia đình Việt cho đến hình ảnh quán nước cây đa đầu làng với ấm trà xanh, phong kẹo lạc, điếu thuốc lào. Xưa kia nơi cung đình quyền quý, các bậc vua, chúa lại thưởng trà theo những cách cầu kỳ, hoa lệ. trà cung đình được ướp hương, nước pha phải là nước sương sớm hay nước đầu nguồn. Còn ở chốn thiền môn, người ta lại tìm đến trà để tĩnh tâm trước những sóng gió cuộc đời.

Từ văn hóa uống trà truyền thống nâng lên thành nghệ thuật thưởng trà tinh tế

Nghệ thuật thưởng trà của người Việt Nam dẫu không tuân theo một chuẩn mực nào nhưng vẫn toát lên vẻ thanh cao và tinh tế. Văn hóa uống trà trải qua thăng trầm của thời gian chứ không theo đạo như Trà Đạo Nhật Bản, tuy nhiên vẫn giữ vẹn nguyên những giá trị quý báu và trở thành nghệ thuật mang tính truyền thống.

trà Tết

Người Việt thưởng trà không quá cầu kỳ nhưng lại cực kỳ chú trọng về hương vị. Họ luôn luôn gìn giữ, chăm chút từ lúc lá trà khơi sinh, kỳ công trong việc đun nước, chuẩn bị trà cụ, giữ nóng ấm trà… để tạo ra ấm trà thơm ngon, tuyệt hảo nhất.

Thưởng trà Tết những ngày cuối năm

Cái thú thưởng trà những ngày cuối năm, trong cái lành lạnh mùa đông dường như đã trở thành truyền thống, thành nếp văn hóa của người Việt. Trong buổi tất niên, mọi người trong gia đình quây quần bên ấm trà. Nhấp từng ngụm nhỏ, thật chậm rãi để cảm nhận trọn vẹn hương vị của tinh hóa đất trời.

trà Tết

Ở Việt Nam, cái Đạo – Thần – Hồn của Trà gắn với hoàn cảnh của một đất nước đã trầm mình trải qua cuộc bể dâu của thiên tai, địch họa nhưng vẫn luôn giữ được kiên cường đứng vững, hào sảng chân thành. Bởi vậy, cuộc đời vốn nhiều dâu bể, cái chính là tâm phải an, sức phải khỏe, khí chất phải đẹp. Thưởng Trà là một cách để tĩnh tâm, nuôi dưỡng sức khỏe và tạo cốt cách thanh cao.

Thời gian đang trôi dần về những ngày cuối năm, đã đến lúc chúng ta bớt gồng gánh, buông xuống những ưu phiền để trở về cùng quây quần bên chén Trà thơm. Ngôi nhà có yên ấm có mẹ có cha, có những người thân yêu, nơi yêu thương hiện diện và bao dung đón chờ. Một bếp lửa ấm cúng, một nồi bánh chưng xanh mướt đủ đầy, một nhành mai đơm hoa sắc thắm, một chén Trà an ổn thân tâm… Bình yên giản dị mà hạnh phúc.

Thưởng trà ngày cuối năm để tĩnh tâm suy ngẫm về những chuyện đã qua, để chia sẻ những câu chuyện bên người thân, bạn hữu và để tận hưởng cả vùng trời Bảo Lộc tinh tế đầy sâu sắc.

Dù phía trước là bầu trời thăm thẳm, mỗi cánh chim đều có hướng bay của riêng mình… Không thể thiếu Trà Đôi Dép bắt đầu một tuần hương thơm ngày Tết, mong bạn luôn luôn bình an, nâng cao nội lực – hàm dưỡng khí chất, đề thăng cảnh giới của bản thân, vươn tới thành công trong năm Quý Mão 2023.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *